6 đặc tính để tạo nên một bộ âm thanh chuẩn sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình hệ thống âm thanh chất lượng tốt nhất
Một dàn âm thanh chuẩn bao giờ cũng phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định, ngoài dải tần đáp ứng, có độ động đã khá quen thuộc với nhiều người nghe phổ thông thì nó còn cần nhiều yếu tố thuộc loại đặc trưng nhằm tạo nên chất lượng âm thanh đẳng cấp nhất. Thông tường thì 6 đặc tính để tạo nên một bộ âm thanh chuẩn có đầy đủ trong dàn loa lớn và có khả năng thể hiện tốt nhất âm trầm.
6 đặc tính để tạo nên một bộ âm thanh chuẩn
Dải tần với khả năng đáp ứng cao
Khả năng tái tạo lại âm thanh ở mức độ chính xác cao ở các dải tần một cách đồng đều vẫn luôn là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và được người nghe nhạc biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên, khi xuống đến dải tần ở mức cực thấp thì các màng loa nhỏ lại thường không còn đủ sự chắc chắn để nhận được xung điện lớn với mục đích thể hiện âm bass được sâu nhất, hoặc nếu đã nhận được xung có mức độ phù hợp với màng loa thì lại thường không đủ lực.
Một cách trực quan và đơn giản nhất để đánh giá yếu tố này đó là thử nghe những bản nhạc với dải tần thay đổi khá đa dạng như album Brothers in Arms của Dire Straits hoặc bản thu All For You của Diana Krall đều là những ví dụ điển hình với những tiếng chũm chọe cao ở mức chói tai, âm bass vô cùng mạnh mẽ và hạ xuống đến cực sâu.
Tone nhạc luôn đạt độ chính xác
Để có thể phân biệt được tiếng guitar nào là của Gibson Les Paul hay của Fender Stratocaster, tiếng violon nào là tiếng của Amati hay Stradivarius thì người nghe cần có sự am hiểu sâu và nghe được hòa âm rất đặc trưng từ mỗi một người nghệ sĩ, hơn là những nốt nhạc thuộc loại cơ bản mà bất cứ nghệ sĩ nào cũng có thể thể hiện được. Ngoài ra, những yếu tố này cũng cần sử dụng một thiết bị loa tép thật tốt.
Không gian âm trường
Một bộ âm thanh chuẩn còn phải thể hiện được không gian trong âm thanh giữa người nhạc công hay của ca sỹ, điều này cũng bao gồm các chiều cơ bản như chiều sâu, chiều cao và chiều rộng (rất khó để có thể đạt được và điều này chỉ có ở những bộ dàn âm thanh đầu bảng có giá bán cực kỳ đắt). Hơn nữa, điều này phải được ghi nhận cố định cho dù người nghe di chuyển theo xung quanh phòng nhạc.
Để cảm nhận được âm trường hoàn chỉnh và rõ ràng thì việc cần làm đầu tiên là cần tìm một nguồn nhạc stereo có chất lượng cao, thậm chí là các bản thu ở đời đầu thì cũng không thể vẽ ra được trường âm thanh có ba chiều rõ ràng, ngay cả ở trên một bộ thiết bị âm thanh đắt tiền nhất. Một ví dụ rất đơn giản như bản You Oughta Know của Alanis Morissette được phát hành trong album Jagged Little Pill Acoustic có thể mang đến cho người nghe thấy được vị trí đang đứng của ca sỹ là ở ngay bên phải của sân khấu, chiếc guitar acoustic được bố trí bên trái còn bộ trống thì được đặt ngay ở phía sau giọng hát.
Độ phân giải cao (hay còn gọi là bit-rate)
Độ phân giải của thiết bị âm thanh càng lớn thì âm thanh lại càng rõ ràng và chi tiết hơn, mặt khác, điều này cũng rất dễ dàng cho sự tiếp nhận của trí não, sự ghi nhận âm thanh này sẽ tốt hơn. Điều này lại tương tự với một bức ảnh có độ phân giải thấp thì sẽ rất khó để người xem nhận biết và ghi nhớ được những chi tiết nhỏ, có thể là thời gian hiển thị ở trên một mặt chiếc đồng hồ hay dòng chữ được in trên bìa sách được đặt trên giá sách.
Vấn đề về độ phân giải ở mức thấp càng nghiêm trọng khi có rất nhiều giọng hát hay nhiều nhạc cụ đi kèm theo. Khi đó, giọng hát của mỗi ca sĩ trong một dàn hợp xướng sẽ có xu hướng bị nhập lại làm một, thậm chí là giọng chính cũng có thể biến thành một tiếng đệm du dương và cuốn theo điệu nhạc với bit-rate ở mức quá thấp.
Dải động của dàn âm thanh
Sự cách biệt giữa mức “output” đỉnh của một dàn âm thanh và mức yên tĩnh nhất hay còn gọi là tiếng noise âm thanh sàn được xem là một dải động của dàn âm thanh hi-fi. Đây cũng chính là yếu tố mà người nghe sẽ thường phải đầu tư nhiều tiền nhất để có được âm thanh chuẩn xác trên mỗi bước dải tần đáp ứng và ở mỗi mức âm lượng khác nhau.
Resurrection – bản giao hưởng số 2 của Mahler hay bản thu của Zepplin – Since I’ve Been Loving You đều là những điển hình tốt trong việc thử nghiệm dải động của một bộ âm thanh xem có chuẩn hay không.
Độ động của âm thanh
Đây là một chi tiết cơ khí giống như màng loa sau khi đã rung lên và tạo ra âm thanh, lúc này cần có thời gian để có thể phục hồi lại tại vị trí ban đầu để có thể tiếp tục hoạt động bình thường trở lại. Quãng thời gian này cần phải đủ nhanh, nếu không thì toàn bộ hệ thống sẽ bỏ lỡ mất một nhịp âm thanh quan trọng. Đây là một yếu tố được xem xét vô cùng quan trọng khi dùng để đánh giá bất cứ hệ thống loa hi-fi nào.
Bạn đang tìm kiếm một hệ thống âm thanh chất lượng dựa trên 6 đặc tính để tạo nên một bộ âm thanh chuẩn. Bạn đang băn khoăn xem xét những đặc tính đặc trưng này mà vẫn chưa chọn được dàn âm thanh nào ưng ý. Hãy để Âm thanh Tuấn Khoa hỗ trợ và tư vấn cho bạn để giải quyết hoàn toàn những băn khoăn đó.