5 lưu ý khi lắp đặt âm thanh trong hội trường sau đây sẽ giúp các đơn vị tổ chức sự kiện có được hệ thống âm thanh chất lượng nhất cho sự kiện của mình.
Việc sử dụng hệ thống âm thanh tại các hội trường hiện nay đang rất phổ biến. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cách lắp đặt sao cho đúng kỹ thuật. Chính vì vậy, thông qua bài viết này chúng tôi muốn gửi đến các bạn 5 lưu ý khi lắp đặt âm thanh trong hội trường đúng kỹ thuật. Để truyền tải âm thanh chất lượng nhất đến với người nghe trong khán phòng.
5 lưu ý khi lắp đặt âm thanh trong hội trường
Vị trí lắp đặt loa
Có thể nói, việc bố trí loa cho phòng hội trường rất quan trọng. Hệ thống loa sẽ được chia thành 3 loại: loa treo tường, loa đặt sàn hoặc loa đứng. Tùy thuộc vào diện tích hội trường mà lựa chọn loa theo dạng nào mới thật sự hợp lý.
Thông thường, các đơn vị thiết kế loa cho hội trường đều chọn loa treo. Việc này không chỉ giúp đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, mà còn hỗ trợ khuếch đại âm thanh. Dù người nghe ngồi ở bất kỳ vị trí nào trong khán phòng cũng có thể dễ dàng tiếp nhận được âm thanh. Người ngồi gần không bị đau tai, người ngồi xa lại không cảm thấy quá nhỏ.
Loa treo thường được dùng cho các hội trường để khuếch đại âm thanh rõ ràng
Bên cạnh đó, đơn vị đảm nhận việc thiết kế cũng cần lưu ý khi lắp đặt âm thanh trong hội trường dựa theo nguyên tắc như:
-
Đặt xa tường và sàn để tránh tiếng dội của âm thanh trầm
-
Đặt loa hướng về phía của người nghe
-
Tâm của màng loa phải ngang với tai của người nghe
-
Lắp đặt loa nên tạo khoảng trống sau lưng người nghe để tránh bị tiếng vọng quá lớn khiến người nghe khó chịu. Hoặc đơn vị thiết kế có thể giải quyết tình huống này bằng cách đặt 1 tấm vải hoặc xốp để hút âm, chống các âm thanh vọng vào tường rồi dội ngược lại.
Để tâm đến độ phủ âm thanh
Chi tiết cần quan tâm kế tiếp đối với 5 lưu ý khi lắp đặt âm thanh trong hội trường. Ngoài việc dựa vào vị trí lắp đặt loa, các thiết bị loa còn phải có độ phủ âm tốt thì mới có thể truyền tải âm thanh đến với người nghe. Và để làm được điều này, đơn vị thiết kế nên sử dụng loa chính cùng nhiều loa phụ vệ tinh khác để mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất.
Bên cạnh đó, tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng hội trường mà đơn vị thiết kế, lắp đặt chọn thiết bị phù hợp với dàn âm thanh của mình. Thế nhưng, có 5 thiết bị cần thiết và không thể thiếu để hệ thống âm thanh có sự liên kết với nhau, đó là: loa, bàn mixer, cục đẩy công suất, micro không dây và các thiết bị xử lý tín hiệu.
Chọn lựa các thiết bị loại bỏ tạp âm
Thêm 1 chi tiết nhỏ khác về 5 lưu ý khi lắp đặt âm thanh trong hội trường mà người dùng cần nắm được. Dù trong bất kỳ không gian nào chứ không chỉ riêng hội trường, việc xử lý âm thanh sao cho không bị hú và loại bỏ các tạp âm là điều hết sức cần thiết. Các bạn có thể chọn mua các thiết bị âm thanh đồng bộ về chất lượng và tương thích, đó là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn tình trạng phát ra tiếng hú từ loa.
Ngoài ra, sử dụng các thiết bị xử lý có chức năng giải quyết tạp âm, chống hú cũng là cách hiệu quả và được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Điều này sẽ giúp người nghe sẽ không phải khó chịu khi vô tình nghe những âm thanh không hay phát ra từ loa.
Sử dụng hệ thống âm thanh phát được nhiều thể loại nhạc
Mỗi thể loại nhạc khi được phát qua từng thiết bị khác nhau đều mang đến cảm giác không giống nhau. Đó là lý do vì sao nhiều người thường hay gợi ý thể loại nhạc này phải nghe với loa này, thể nhạc kia phải nghe với loa kia. Nhưng điều này lại mang đến nhiều sự rắc rối và phiền hà nhất định.
Hệ thống âm thanh nên là loại có thể phát được nhiều thể loại nhạc
Và để giải quyết vấn đề kể trên, nhiều đơn vị thường sử dụng hệ thống âm thanh có thể phù hợp và dễ nghe khi “chơi” được nhiều thể loại nhạc. Tuy nhiên vẫn phải có các thiết bị cần thiết như bàn mixer, equalizer…
Trang bị hệ thống tiêu âm cho âm thanh
Một trong 5 lưu ý khi lắp đặt âm thanh trong hội trường mà nhiều người cần nắm được, đó là lắp đặt hệ thống tiêu âm cho âm thanh. Đặc biệt là đối với không gian phòng hội trường kín thì càng cần phải có hệ thống tiêu âm.
Nguyên lý hoạt động của vật liệu tiêu âm lắp đặt trong hội trường
Sở dĩ có điều đó là bởi vì âm thanh khi được phát ra, nó phải xạ vào tường và dội ngược lại, điều này khiến âm thanh đó bị vọng, gây cản trở việc nghe của những người trong khán phòng. Còn đối với người nói, họ phải lớn tiếng hơn để át đi những tiếng ồn vọng lại xung quanh. Việc làm đó khiến toàn thể hội trường đã ồn nay lại còn ồn hơn.
Nhằm giải quyết hoàn toàn tình trạng này, các vật liệu dùng làm hệ thống tiêu âm sẽ được lắp đặt trong khán phòng. Một số vật liệu có khả năng tiêu âm có thể kể đến như: mút xốp, thạch cao, cao su non, bông…
Bên cạnh đó, nhiều nơi còn sử dụng gỗ công nghiệp có đục lỗ hoặc xẻ rãnh và lắp lên vách tường để tiêu âm. Các vật liệu này thường được đặt vào bên trong lõi vách ngay quá trình xây dựng hội trường để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như công năng tiêu âm.
Lắp đặt âm thanh hội trường nên lựa chọn đơn vị nào?
Ngoài việc chú trọng đến 5 lưu ý khi lắp đặt âm thanh trong hội trường kể trên, các bạn cùng cần sáng suốt chọn lựa đơn vị thiết kế và thi công đảm bảo chất lượng tốt nhất để tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”.
Có thể nói trên thị trường hiện nay có không ít đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế và lắp đặt âm thanh cho hội trường. Thế nhưng, một trong những đơn vị chiếm được thiện cảm từ phía người tiêu dùng về lĩnh vực này phải kể đến Âm Thanh Tuấn Khoa.
Không chỉ sử dụng các trang thiết bị được nhập khẩu chính hãng. Âm Thanh Tuấn Khoa còn có đội ngũ kỹ sư lành nghề. Họ sẽ là người đưa ra những tư vấn hợp lý nhất cho việc thiết kế, bố trí và lắp đặt dàn âm thanh, để khu vực hội trường có thể hoạt động hiệu quả nhất.Trên đây là 5 lưu ý khi lắp đặt âm thanh trong hội trường mà nhiều đơn vị tổ chức sự kiện, cơ quan đoàn thể cần biết để tiến hành làm việc với đơn vị thiết kế, lắp đặt âm thanh. Nhằm mang đến hiệu quả sử dụng hội trường được tốt nhất. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống âm thanh, vui lòng liên hệ Âm Thanh Tuấn Khoa ngay hôm nay để được tư vấn và báo giá tốt nhất.